Mỹ là một trong những quốc gia có hàng rào an ninh nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Tất cả các lô hàng được nhập khẩu vào Mỹ đều được kiểm soát chặt chẽ, trong đó có việc khai báo ISF. Vậy ISF là gì? Mục đích của việc khai báo ISF là gì? Cách khai báo ISF như thế nào? Hãy cùng Fast Express tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
ISF là gì?
ISF là viết tắt của từ gì?
ISF là viết tắt của cụm từ Importer Security Filing. Đây là thủ tục kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu khi nhập hàng hóa vào Mỹ.
ISF hay còn gọi là 10 + 2, là hồ sơ do Biên phòng Hoa Kỳ (CPB) yêu cầu nhằm ghi lại thông tin và chi tiết nhập khẩu khi các chuyến hàng đi từ điểm này đến điểm khác.
ISF là gì trong xuất nhập khẩu?
Với những doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng đi Mỹ, chắn chắn sẽ biết đến tờ khai ISF. Theo đó, trước khi nhập khẩu hàng sang Mỹ, nhà nhập khẩu hoặc đại lý của họ phải cung cấp đầy đủ các thông tin về lô hàng muốn nhập khẩu vào Mỹ trên hệ thống cho Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) theo dạng một hồ sơ gọi là ISF.
Cùng với AMS, ISF là một trong những thủ tục quan trọng và cần thiết bắt buộc nhà nhập khẩu Mỹ phải hoàn thành cho tất cả các loại hàng hóa nhập vào nước này. ISF chính là nỗ lực của nước Mỹ trong việc đảm bảo an toàn hàng hóa, an ninh quốc gia, ngăn chặn hoạt động buôn lậu, khủng bố.
Lưu ý, kê khai này chỉ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ bằng đường biển, không áp dụng với các phương thức vận chuyển khác.
IFS là phí gì? Mức thu phí ISF là bao nhiêu?
Phí ISF nói một cách dễ hiểu thì đây là phí kê khai an ninh đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ. Trên nguyên tắc, trách nhiệm kê khai ISF thuộc về người mua.
Tuy nhiên, trên thực tế, các hãng tàu sẽ giúp nhà nhập khẩu kê khai thông tin này. Do đó, nhà nhập khẩu phải chi trả phí cho hãng tàu. Mức phí khai báo ISF rơi vào khoảng 28 – 35 USD/lô hàng (vận đơn).
Cách khai báo ISF cho hàng đi Mỹ
Những thông tin kê khai ISF không quá phức tạp. File kê khai ISF sẽ gồm có 10 thông tin từ nhà nhập khẩu hoặc nhà cung cấp và 2 thông tin từ hãng vận chuyển. Đây cũng là ý nghĩa của tên gọi khác 10 + 2. Cụ thể các thông tin kê khai trong ISF gồm:
Thông tin từ nhà nhập khẩu/nhà cung cấp
- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp).
- Tên và địa chỉ của người bán (hoặc chủ sở hữu) – Real Shipper.
- Tên và địa chỉ của người mua (hoặc chủ sở hữu) – Real Consignee.
- Tên và địa chỉ người giao hàng.
- Nơi đóng hàng vào container.
- Tên và địa chỉ của người gom hàng.
- Số hồ sơ Đơn vị nhập khẩu.
- Số người nhận hàng.
- Nước xuất hàng.
- Biểu thuế quan hài hòa hàng hóa cho từng sản phẩm của lô hàng.
Thông tin từ hãng vận chuyển
- Kê hoạch xếp hàng lên tàu.
- Trạng thái container.
Ngoài ra, người khai ISF cũng cần có số vận đơn để liên kết việc khai ISF với AMS phù hợp.
- Số MBL và SCAC CODE (số vận đơn hãng tàu phát hành).
- Số AMS HBL và SCAC CODE (số vận đơn mà trên vận đơn đó có thông tin của actual shipper + actual Cnee).
>>> Xem Thêm: Cách khai AMS hàng đi Mỹ
>>> Đọc Ngay: Quy Định Của Mỹ Về Hàng Nhập Khẩu Mới Nhất 2023
Chế tài đối với việc không tuân thủ thời hạn khai báo ISF
Quy định về thời gian khai báo ISF là trong vòng 24 giờ trước khi chuyến hàng được chuyển đi Hoa Kỳ. Việc khai chậm hoặc khai không đầy đủ ISF thì sẽ nhận mức phạt lên đến 5.000 USD/ Bill of Lading.
Thường những doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Mỹ hay bị vướng mắc việc khai ISF. Do đó, người bán và người mua cần chủ động về thời gian, thống nhất thông tin so sánh với lô hàng thực tế để khai báo chính xác và đúng thời hạn. Như vậy sẽ đảm bảo hàng hóa của mình và tránh ảnh hưởng đến lợi nhuận xuất khẩu.
Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ISF là gì cũng như mức phụ phí ISF cho lô hàng xuất khẩu đi Mỹ. Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp Hotline hoặc website Fast Express để được giải đáp nhé!
CÔNG TY VẬN CHUYỂN FAST EXPRESS
Địa chỉ:
- Miền Nam: 652/14B Cộng Hòa, P.13, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
- Miền Trung: Số 41 Nại Nam 5, Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Hotline: 0764 764 678
Email: contact@fastexpressvn.com