FMC là gì? Tại sao các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đi Mỹ phải có giấy phép FMC? Trong bài viết này, Fast Express sẽ chia sẻ tất tần tật thông tin liên quan đến FMC cũng như những quy định đăng ký giấy phép FMC cho doanh nghiệp xuất khẩu. Mời bạn tham khảo nhé!
FMC là gì?
FMC (US Federal Maritime Commission) là tên viết tắt của Ủy ban Hàng hải Liên Bang của chính phủ Hoa Kỳ. Theo FMC quy định, tất cả các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa phải có giấy phép (License). Giấy phép này được xem như là trung gian vận chuyển hàng hóa trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động. Và FMC License được áp dụng cho cả xuất khẩu và nhập khẩu.
FMC License ra đời nhằm đảm bảo hệ thống cung cấp vận tải biển quốc tế có tính cạnh tranh và đáng tin cậy. Từ đó hỗ trợ nền kinh tế Mỹ, đồng thời bảo vệ khách hàng trong quá trình vận chuyển và giao nhận hàng trong lãnh thổ của Mỹ.
Tại sao doanh nghiệp cần giấy phép FMC?
Doanh nghiệp cần phải có giấy phép được FMC cấp để có thể phát hành HBL đi Mỹ, ký hợp đồng trực tiếp tuyến Bắc Mỹ với các hãng tàu và tự phát hành vận đơn, khai báo AMS trực tiếp.
Để đạt điều kiện đăng ký và được FMC cấp giấy phép, các NVOCC phải tuân thủ theo 3 bước:
- Bước 1: Ký quỹ bảo lãnh (FMC Surety Bond Requirements) để chứng minh khả năng tài chính của mình.
- Bước 2: Đăng ký ngành nghề kinh doanh NVOCC.
- Bước 3: Công bố bảng giá cước và giá dịch vụ liên quan kể cả phụ phí công khai trên mạng internet.
NVOCC cần có OTI – BOND để đăng ký được giấy phép FMC. Việc ký bảo lãnh là để đảm bảo doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính trang trải các khoản phạt (nếu có) và những trách nhiệm liên quan đến doanh nghiệp này. Cụ thể mức bảo lãnh tối đa của Bond là 150,000 USD.
Giấy phép FMC là yêu cầu bắt buộc để các doanh nghiệp có thể vận chuyển hàng hóa vào Mỹ. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được. Bởi mức ký quỹ lớn và xây dựng bảng giá đúng yêu cầu là điều khó khăn để các doanh nghiệp có thể có được giấy phép này.
>>> Xem Thêm: ISF Là Gì? Những Thông Tin Yêu Cầu Khi Khai Báo ISF
Các loại giấy phép FMC
Hiện tại, FMC cung cấp 3 loại giấy phép gồm:
- OTI – NVOCC
Người sở hữu giấy phép này có thể phát hành HBL cho lô hàng đi Mỹ như một nhà vận tải. Tất cả cước và phí áp dụng trên HBL cho cả xuất và nhập đều phải ghi trong một bảng giá FMC. NVOCC có thể ký một hợp đồng dịch vụ với các hãng tàu. Tuy nhiên, NVOCC sẽ không nhận được phí hoa hồng từ hãng tàu như một đại lý.
Để có giấy phép này, NVOCC cần phải ký quỹ bảo lãnh là 75,000 USD và thêm 10,000 USD cho một chi nhánh.
- OTI – Ocean Freight Forwarder
Chủ của giấy phép này được phép hoạt động như một công ty giao nhận tại Mỹ hoặc đại lý của các NVOCC. Lợi nhuận của các Ocean Freight Forwarder chỉ là tiền hoa hồng mà hãng tàu hay NVOCC trả cho họ. Tuy nhiên, điều mà chủ của giấy phép này không thể làm là phát thẻ hành vận đơn và không thể ký hợp đồng dịch vụ với các hãng tàu như NVOCC.
Để có giấy phép này, NVOCC cần phải ký quỹ bảo lãnh là 50000 USD và 10000 USD cho một chi nhánh.
- OTI – NF
Chủ giấy phép này có chức năng của cả 2 loại giấy phép trên và thực hiện 2 khoản ký quỹ bảo lãnh theo yêu cầu. Loại giấy phép này thường được những nhà ung cấp dịch vụ hàng lẻ (Master Consol) sử dụng trong hoạt động của họ.
![phan-loai-giay-phep-fmc](https://fastexpressvn.com/wp-content/uploads/2023/05/phan-loai-giay-phep-fmc-1.jpg)
Hi vọng những chia sẻ trên đây của Fast Express đã giúp bạn hiểu hơn về FMC là gì cũng như những quy định giấy phép FMC cho vận chuyển hàng hóa tuyến Mỹ.
>>> Đọc Ngay: Luật xuất nhập khẩu của Mỹ
CÔNG TY VẬN CHUYỂN FAST EXPRESS
Địa chỉ:
- Miền Nam: 652/14B Cộng Hòa, P.13, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
- Miền Trung: Số 41 Nại Nam 5, Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Hotline: 0934 835 835
Email: contact@fastexpressvn.com