C/O Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu?

C/O là cụm từ được sử dụng thường xuyên và khá quen thuộc đối với những ai đang làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, với những người ngoài ngành thì lại không biết C/O là gì?, C/O là viết tắt của từ gì?, C/O có ý nghĩa gì trong xuất nhập khẩu? Trong bài viết này, Fast Express sẽ giải đáp tất tần tật thắc mắc của bạn về chứng nhận C/O, đừng bỏ lỡ nhé!

C/O là gì?

C/O là viết tắt của cụm từ Certificate of Origin. Hiểu một cách đơn giản, C/O là giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa nhằm xác nhận mặt hàng đó là của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra và phân phối trên thị trường xuất khẩu theo quy định về xuất xứ.

khai-niem-co-la-gi

C/O được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất hàng hóa. Những điều khoản và thông tin ghi trên C/O phải tuân thủ theo quy định của nước nhập khẩu và nước xuất khẩu.

Tại Việt Nam, C/O được cấp bởi 2 cơ quan có thẩm quyền:

  • Bộ Công thương, phòng xuất nhập khẩu.
  • Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam – VCCI.

Vai trò của C/O trong xuất nhập khẩu

Trong xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận C/O là điều kiện cần để hàng hóa được xuất khẩu ra nước ngoài. Ngoài ra, trong quá trình thông quan hàng hóa, C/O còn giúp bên mua hoặc bên bán hưởng lợi ích ưu đãi thuế quan.

co-la-gi-trong-xuat-nhap-khau

Cụ thể, vai trò của C/O đó là:

  • Chứng minh nguồn gốc hàng hóa, là chứng từ quan trọng để hoàn tất thủ tục để xuất lô hàng đến quốc gia khác; đồng thời nó còn quyết định xem lô hàng có đủ điều kiện để nhập khẩu vào một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ hay không.
  • Khi xác định được xuất xứ của hàng hóa, từ đó giúp phân biệt được đâu là hàng nhập khẩu để được hưởng ưu đãi về thuế theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.
  • C/O được xem như tài liệu để chống phá giá và trợ giá. Trong trường hợp hàng hóa của một nước bị phá giá tại thị trường khác thì C/O sẽ được đưa ra để làm căn cứ chống phá giá.
  • C/O sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để việc thống kê thương mại diễn ra nhanh chóng. Đồng thời, nó còn giúp cơ quan thương mại có thể duy trì hệ thống hạn ngạch – xúc tiến thương mại.

>>> Xem Thêm: MSDS Là Gì? Vai Trò Của MSDS Trong Ngành Vận Chuyển

Các loại C/O trong xuất nhập khẩu

Dưới đây là một số loại C/O được áp dụng trong ngành xuất nhập khẩu tại Việt Nam:

  • CO form A: Chứng nhận xuất xứ cho các lô hàng xuất sang các nước mà Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế quan phổ cập GSP.
  • CO form B: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho các lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước không ưu đãi.
  • CO form D: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho các lô hàng xuất đi các nước trong khối ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi về thuế được nêu rõ trong hiệp định CEPT.
  • CO form E: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho các lô hàng xuất đi Trung Quốc và các nước ASEAN được hưởng ưu đãi về thuế theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc.
  • CO form S: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho lô hàng xuất sang Lào thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi về thuế.
  • CO form AK: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa các lô hàng xuất đi Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước thuộc ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc.
  • CO form AJ: Chứng nhận xuất xứ cho lô hàng xuất khẩu sang Nhật hoặc ngược lại và ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Nhật Bản.

Mẫu giấy chứng nhận C/O

Bạn có thể tham khảo mẫu giấy chứng nhận C/O dưới đây:

mau-giay-chung-nhan-co-form-e
C/O form E
mau-giay-chung-nhan-co-form-ak
C/O form AK

>>> Tham Khảo: FDA Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Chứng Nhận FDA Khi Gửi Hàng

Những lưu ý khi làm giấy chứng nhận C/O

Về hồ sơ xin cấp C/O

Trước khi tiến hành thủ tục cấp C/O, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp CO (được khai hoàn chỉnh và hợp lệ).
  • Mẫu CO (bao gồm 1 bản gốc và 3 bản sao).
  • Tờ khai hải quan xuất khẩu đã được làm thủ tục hải quan (bản sao có chữ ký của người có thẩm quyền + dấu sao y bản chính).
  • Invoice.
  • Vận đơn.
  • Các loại chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa như chứng từ mua bán, ủy thác xuất nhập khẩu, bảng kê khai nguyên liệu sử dụng, giấy kiểm định, quy trình sản xuất (tóm tắt), chứng từ nhập hoặc mua nguyên liệu.

Về thủ tục cấp C/O

Đầu tiên, bạn phải đăng ký hồ sơ thương nhân. Trong trường hợp, đơn vị xin cấp C/O lần đầu thì phải nộp thêm các giấy tờ sau:

  • Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp CO và con dấu của thương nhân.
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao y công chứng).
  • Danh mục các cơ sở sản xuất.

Tiếp theo, khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp C/O, cán bộ tiếp nhận sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và thông báo trong các trường hợp sau:

  • Được cấp CO và báo rõ thời gian cấp.
  • Gửi đề nghị bổ sung chứng từ.
  • Đề nghị kiểm tra lại chứng từ.
  • Từ chối cấp CO trong các trường hợp theo pháp luật quy định.

Cuối cùng là trả giấy chứng nhận xuất xứ CO.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho thắc mắc C/O là gì trong xuất nhập khẩu cũng như các lưu ý khi xin cấp C/O. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách hàng vui lòng gọi đến Hotline 0764.764.678 hoặc website chính thức của Fast Express để được giải đáp sớm nhất. Chúng tôi luôn sẵn lòng phục vụ quý khách.

CÔNG TY VẬN CHUYỂN FAST EXPRESS

Địa chỉ:

  • Miền Nam: 652/14B Cộng Hòa, P.13, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
  • Miền Trung: Số 41 Nại Nam 5, Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.

Hotline: 0934 835 835

Email: contact@fastexpressvn.com

Fanpage: https://www.facebook.com/VN.FastExpress

Chia sẻ bài viết:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0344511018
0764764678